Phật Thích Ca Mâu Ni Là Ai? Sự Tích Về Cuộc Đời Của Đức Phật

Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử được nhiều người biết đến, tôn sùng và học theo những lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về sự tích Phật Thích Ca và nhầm lẫn với Phật A Di Đà. Vậy Phật Thích Ca Mâu Ni là ai và Ngài đã phải trải qua những gì trong cuộc đời?

Nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ tiểu sử Phật Thích Ca và cuộc đời của Ngài

Tóm tắt về sự tích Phật Thích Ca

Để ghi nhớ những lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật, bạn cần hiểu rõ về cuộc đời của Ngài qua những thông tin chi tiết dưới đây.

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa thực sự biết Thích Ca Mâu Ni Phật là ai. Đức Phật Thích Ca chính là Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của một vương quốc nhỏ nằm dưới dãy núi Hy Mã Lạp Sơn thuộc vùng đất của Ấn Độ thời xa xưa.

Ngày sinh của Phật Thích Ca là bao nhiêu? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 Âm Lịch trước Công Nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ny. Ngày nay, đại hội Phật giáo lấy ngày trăng tròn 15 tháng 4 Âm Lịch là ngày tổ chức Đại lễ Phật Đản để tưởng nhớ Ngài.

Phật Thích Ca được sinh ra tại khu vườn Lâm Tỳ Ny trong cung điện

Bước ngoặt lớn trong cuộc đời Phật Thích Ca

Cha của Đức Phật Thích Ca chính là vua Tịnh Phạn của bộ tộc Thích Ca và mẹ là hoàng hậu Ma Da ngày đó. Trước khi Phật Thích Ca ra đời khoảng 12 năm, các nhà tiên tri lừng danh thời bấy giờ dự đoán rằng Thái tử sẽ là một vị vua vĩ đại nhất hoặc nhà hiền triết nổi tiếng trong lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, vì không muốn Thái tử trở thành tu sĩ như lời tiên đoán nên vua Tịnh Phạn luôn giữ Ngài ở bên trong cung điện và đặc biệt không được tiếp xúc với các tu sĩ xung quanh. Do đó, Thái tử lớn lên trong sự xa hoa như những vị vua thời bấy giờ.

Thái tử được học võ thuật, bắn cung, đấu kiếm, cưỡi ngựa để có thể trở thành một vị vua thực sự tài giỏi. Đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Da Du Đà La và hai người có với nhau một cậu con trai đặt tên là La Hầu La.

Mặc dù hạnh phúc viên mãn nhưng Thái tử luôn có cảm giác thiếu thốn gì đó. Những suy nghĩ này luôn tồn tại trong tâm trí Thái tử đã thôi thúc Ngài vượt qua bức tường cung điện để ra ngoài vi hành trên con đường kinh thành mang tên Ca Tỳ La Vệ. Ở đây, Ngài đã tận mắt chứng kiến cảnh bách tính lầm than, người già, người bị bệnh tật, thậm chí là những xác chết đang mang đi hỏa thiêu.

Từ nhỏ đến lớn, Ngài chỉ ở trong cung điện chưa bao giờ nhìn thấy mặt tối của xã hội lúc bấy giờ nên cảnh tượng bi thảm này đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng Thái tử. Lúc này, người đánh xe đã nói với Thái tử rằng ai trên cõi đời này cũng đều phải trải qua bệnh tật, già yếu rồi chết chóc.

Sau khi nghe câu nói này, Ngài đã thức tỉnh bản thân và cho rằng mình không thể tiếp tục thờ ơ và sống trong sự xa hoa nữa. Khi quay trở về cung điện, Thái tử đã gặp một tu sĩ và Ngài quyết định sẽ rời cung điện để tìm giải pháp giúp xã hội này bớt bi thương.

Ngay trong đêm hôm đó, Ngài đã từ giã vợ con rồi phi ngựa Kiền Trắc cùng người nô bộc Xa Nặc chạy vào trong rừng sâu. Khi chạy đến bờ sông Anoma, Ngài dùng gươm cắt đi mái tóc rồi cởi bỏ trang sức, mặc một bộ trang phục tu sĩ giản dị rồi kêu Xa Nặc cầm và quay về cung điện. Vậy là vào năm 29 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa đã chính thức gia nhập nhóm người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải pháp cho sự đau khổ của cuộc đời con người.

Thái tử Tất Đạt Đa đã phi ngựa vào rừng sâu rồi dùng gươm cắt tóc và thay đồ giản dị

Hành trình tu thành Thánh quả của Phật Thích Ca

Sau đó, Thái tử Tất Đạt Đa bắt đầu tu khổ hạnh với 5 anh em Kiều Trần Như. Sau 5 năm tu khổ hạnh, có những thời điểm cận kề cái chết khiến Ngài nhận ra đây không phải cách để giác ngộ. Vì vậy, Ngài bắt đầu ăn uống bình thường khiến 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và bỏ đi.

Sau khi thọ thực xong, Thái tử Tất Đạt Đa đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên. Chiếc bát trôi ngược theo dòng nước và Ngài đã băng qua dòng sông. Lúc này, Ngài được anh nông dân đưa cho một bó cỏ Kusa có mùi thơm đặc trưng. Ngài đã dùng bó cỏ Kusa đó làm gối lót tọa thiền và ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và thề nguyện sẽ giác ngộ thành công.

Một cơn mưa lớn bất chợt ngang qua khi Ngài đang ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Thần Rắn Naga bỗng nhiên bò ra khỏi hang và quấn quanh gối thiền cỏ Kusa 7 vòng sau đó từ từ nâng Ngài lên rồi dùng đầu khum lên để che mưa cho Ngài. Tại đây, Ngài nhìn thấy kiếp trước của mình, của chúng sinh, sự hình thành và hủy diệt của vạn vật trong vũ trụ này.

Ma Vương Thiên Ma không muốn Ngài đắc đạo nên đã quấy nhiễu rồi cử ba cô con gái là Ái Dục, Bất Mãn và Tham Vọng đến quyến rũ nhưng đều thất bại. Sau đó, một vị nữ thần dưới lòng đất đã xuất hiện và đánh bại Ma Vương để bảo vệ Ngài. Cuối cùng, Ma Vương đã chịu thua và chịu khuất phục trước Ngài.

Vào ngày mùng 8 tháng 12 Âm Lịch năm 589 trước Công Nguyên, Thế tử Tất Đạt Đa đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật Toàn Giác, là một bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy, Phật Thích Ca thành đạo ở năm 35 tuổi.

Phật Thích Ca thành đạo vào ngày mùng 8 tháng 12 m Lịch năm 589 trước Công Nguyên

Hình dáng của Phật Thích Ca như thế nào

Sau khi hiểu rõ lịch sử Đức Phật Thích Ca, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về hình dáng của Ngài. Theo truyền miệng về sự tích Đức Phật Thích Ca, Ngài có đủ 32 tướng tốt và được rèn luyện về sức mạnh cùng tâm hồn và ý chí từ khi còn nhỏ. Ngài được nuôi dạy văn võ song toàn ngay từ khi còn bé ở trong cung điện.

Thời niên thiếu, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được truyền thụ võ thuật, bắn cung, cưỡi ngựa và đấu kiếm với có thể cường tráng và phi phàm hơn người thường. Ngài còn được miêu tả với vẻ mặt thần thái cùng khuôn mặt dễ nhìn, làn da đẹp sáng cùng nét trang nghiêm tạo độ tin tưởng cho người đối diện.

Đôi mắt của Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thường nhìn xuống dưới để quan sát về nội tâm. Xung quanh Ngài luôn tỏa ra những ánh hào quang chính là ánh sáng của tri thức soi chiếu xuống nhân gian. Nơi thờ Phật Thích Ca thường đặt Ngài ngồi trên đài sen, đây chính là biểu tượng của sự thanh cao và trong sạch để giải thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời.

Xung quanh Phật Thích Ca Mâu Ni tỏa ra hào quang là ánh sáng của tri thức

Ý nghĩa của danh hiệu Phật Thích Ca

Phật Thích Ca có hai tên hiệu là Thích Ca Mâu Ni và Kiều Đạt Ma Tấn Đạt Đa. Mỗi tên hiệu sẽ có những ý nghĩa khác nhau.

Thích Ca Mâu Ni: Thích Ca chính là bộ tộc của Ngài. Ngoài ra, Thích Ca trong tiếng Phạn được hiểu là văn võ song toàn. Mâu Ni là cách gọi thể hiện sự tôn kính với các bậc thánh nhân (những người cạo đầu tu thành chính quả) của người Ấn Độ. Thích Ca Mâu Ni chính là người cạo đầu đi tu của bộ tộc Thích Ca đã thành công trên con đường giác ngộ đi tìm chánh đạo.

Kiều Đạt Ma Tấn Đạt Đa: Đây là tên gọi của Thế tử trước khi từ bỏ cuộc sống xa hoa để giác ngộ. Kiều Đạt Ma là một họ tộc ở Ấn Độ mang ý nghĩa là sự hiền lành và tốt đẹp. Tấn Đạt Đa hướng đến sự may mắn. Nhìn chung, Kiều Đạt Ma Tấn Đạt Đa mang ý nghĩa là “hoàn thành trọn vẹn”.

Phật Thích Ca có hai tên hiệu là Thích Ca Mâu Ni và Kiều Đạt Ma Tấn Đạt Đa

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thật hay không?

Ngoài việc tìm hiểu sự tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc Ngài có thật trên cõi đời này hay không? Theo lịch sử, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là có thật. Trước khi thành đạo, Ngài là Thế tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm – con trai của vua Tịnh Phạn với hoàng hậu Ma Da của bộ tộc Thích Ca ngày đó. Tuy nhiên, để khẳng định Phật Thích Ca có thật không thì cần dựa vào hai nguồn tư liệu của Nam Tông và Bắc Tông.

Tư liệu của Bắc Tông ghi nhận Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 19 tuổi. Sau 6 năm tu khổ hạnh trong rừng sâu thì Ngài chính thức thành đạo vào năm 31 tuổi (ngày 8 tháng 12). Ngài thuyết pháp trong 49 năm rồi nhập diệt ở năm 80 tuổi (ngày 15 tháng 2).

Còn trong tư liệu của Nam Tông lại khi rằng Thái tử xuất gia vào năm 29 tuổi. Sau 6 năm tu khổ hạnh thì Ngài thành đạo vào năm 35 tuổi. Ngài thuyết pháp 45 năm rồi nhập diệt ở tuổi 80 (ngày 15 tháng 4).

Do đó, việc Đức Phật Thích Ca có thật hay không thì tùy vào quan niệm và niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, dựa vào những nguồn tư liệu khác nhau thì có thể thấy rằng Phật Thích Ca là có thật.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật có thật trong lịch sử

Xem thêm: Những mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp

Phân biệt giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Nhiều người mới tìm hiểu sẽ nhầm lẫn Phật A Di Đà và Phật Thích Ca. Đây đều là hai vị Phật đầy tôn kính nhưng Phật A Di Đà khác Phật Thích Ca. Cụ thể, Phật Thích Ca là một vị Phật có thật đồng thời là người sáng lập nên Phật Giáo. Còn Phật A Di Đà chỉ xuất hiện trong kinh Phật và không có thật trong lịch sử.

Phật Thích Ca là vị Phật giáo hóa chúng sinh và có thật trong lịch sử thường xuyên được người đời nhắc đến trong lịch sử điển tích, điển cố về kinh pháp nhà Phật. Tuy nhiên, trong các Phật giáo Đại thừa, Phật A Di Đà lại là vị Phật được con người thờ nhiều nhất. Tên của Phật A Di Đà có ý nghĩa là thọ lượng vô biên và ánh sáng vô lượng.

Sau khi tu thành chính quả, Phật Thích Ca Mâu Ni đã sử dụng trí tuệ của Ngài cùng với khả năng hiểu thấu nhân sinh để nhìn rõ sự vận hành của vạn vật trong vũ trụ. Do đó, Ngài có khả năng nhìn thấy quá trình tu hành của Phật A Di Đà cùng những kiếp nạn phải trải qua. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn có thể nhìn thấy quá trình sinh hoạt trong đời sống của chúng sanh ở cõi Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Hiểu một cách đơn giản, Phật Thích Ca giới thiệu Phật A Di Đà để chúng sinh noi theo.

Theo lời dạy của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con người nếu muốn về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi ra đi thì tâm phải luôn hướng về điều thiện và chăm niệm Phật. Sau khi tái sinh kiếp này, con người lại tiếp tục noi theo tấm gương của Phật A Di Đà để tu hành và giải thoát sang kiếp sau.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về sự giống nhau về hình dáng của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà. Trong đó, hình ảnh của Phật Thích Ca thường ngồi trên tòa sen, mặc áo cà sa hay áo choàng qua cổ màu nâu hoặc vàng. Đồng thời, theo 32 tướng tốt của Đức Phật thì cả hai vị Phật đều có chữ Vạn ở trước ngực, tóc xoắn ốc với nhục kế trên đỉnh đầu.

Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ và trước ngực 

Đức Phật A Di Đà thường có cụm tóc xoắn ốc, đôi mắt luôn nhìn xuống thể hiện sự cảm thông cứu độ chúng sinh và miệng thoáng cười hiền hậu. Phật A Di Đà thường khoác áo cà sa màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, đồng thời phần trước ngực lộ ra chữ “Vạn”. Tay của Phật A Di Đà thường đặt theo tư thế làm ấn giáo hóa. Phật A Di Đà được đặt ngồi trên tòa sen với tay ấn thiền và thường ngồi giữa hai vị Bồ Tát là Đại Thế Chí và Quán Thế Âm.

Phật A Di Đà mặc áo cà sa màu đỏ và trước ngực có lộ chữ “Vạn”

Mối liên hệ giữa Phật Tổ Như Lai và Phật Thích

Nhiều người vẫn đang thắc mắc Phật Tổ có phải là Phật Thích Ca hay không. Thực tế, Phật Tổ Như Lai và Phật Thích Ca là một. Ban đầu, Phật Thích Ca sau khi tu thành Thánh quả sẽ được gọi là Phật, Phật Đà hoặc Đức Thế Tôn. Sau này, khi Phật Giáo ngày càng được truyền bá rộng rãi thì người dân Trung Quốc ở đời nhà Minh gọi Ngài với cái tên là Phật Tổ Như Lai. Như vậy, Phật Tổ là Phật Thích Ca với hai danh xưng khác nhau.

Phật Tổ Như Lai là một biệt hiệu khác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Về ý nghĩa, “Như Lai” được dịch ra từ tiếng Phạn “Tathagata”. Trong đó:

  • Từ “Như” trong “Chân Như”, “Như Thực” có nghĩa là những chân lý, những chân tướng của sự thật trong vũ trụ.
  • Từ “Lai” có nghĩa là đến.

“Như Lai” chỉ những người thấu rõ chân lý, đi bằng con đường chân thực, đúng đắn để đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là một trong những người như vậy nên được gọi là Phật Tổ Như Lai. Khi xét trong phạm vi rộng hơn, từ “Như Lai” được dùng để gọi các vị Phật khác nhau trong nhân gian như Phật Dược Sư Như Lai, Phật A Di Đà Như Lai,… Từ “Thích Ca” có ý nghĩa là nhân từ. Theo đó, các vị Phật đều dạy chúng ta về sự nhân từ, lòng yêu thương, giữ cho tâm từ bi để cuộc sống bớt đau thương.

Có thể thấy, Phật Thích Ca luôn hướng con người đến những điều thiện để cuộc sống bớt đau khổ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Thích Ca Mâu Ni Phật là ai cùng tiểu sử để nắm rõ các bài học của Ngài.

Đánh giá post