Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn Là Gì? Ý Nghĩa Ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn

Nếu là người tìm hiểu về Phật Pháp chắc hẳn bạn đã biết ngày Phật Thích Ca nhập niết bàn. Tuy nhiên, bạn đã biết về ý nghĩa sâu xa của ngày Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn cũng như những bài học cuối cùng mà Ngài để lại hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Phật Thích Ca nhập niết bàn để lại những bài học ý nghĩa cho nhân loại

Những điều chưa biết về Phật Thích Ca nhập niết bàn?

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa, bạn cần nắm rõ khái niệm, thời gian và địa điểm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn.

Phật Thích Ca nhập niết bàn là gì?

Về nghĩa từng từ, ta có thể hiểu như sau:

  • Niết trong từ Nir có nghĩa là ly khai, ra khỏi.
  • Bàn trong Bànna (Vana) có nghĩa là ra khỏi cảnh rừng phiền não, tăm tối.

Hiểu một cách đơn giản, niết bàn là ra khỏi con đường phiền não, quanh quẩn, tăm tối. Phật Thích Ca nhập niết bàn có nghĩa Ngài đã thoát khỏi kiếp luân hồi, đoạn trừ dục vọng, chấm dứt những phiền não và khổ đau trong cuộc sống.

Theo Phật giáo, con người được chia thành phần xác tạm thời và phần hồn vĩnh cửu. Mục đích cuối cùng của đời người là giải thoát để xóa bỏ mọi dục vọng và khổ đau để đạt tới niết bàn.

Phật Thích Ca nhập niết bàn ngày nào?

Theo ghi chép, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào ngày 15 tháng 2 năm 544 trước Công Nguyên. Vào mùa an cư cuối ở vùng đất Vaishali, Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố Ngài sẽ nhập niết bàn khi tròn 80 tuổi tại Kushinagar. Lúc này, Ngài đã hoàn tất sứ mệnh truyền bá những chân lý, đạo đức để giác ngộ và hướng con người đến những điều thiện.

Đức Phật nhập niết bàn vào ngày 15 tháng 2 năm 544 Âm Lịch trước Công Nguyên

Xem thêm: Xá Lợi Phật Thích Ca là gì ?

Đức Phật nhập niết bàn ở đâu?

Vào năm 80 tuổi, sắc thân của Đức Phật Thích Ca đã biến đổi về sức khỏe bởi tuổi già. Năm 544 trước Công Nguyên, Ngài đã đi vào rừng Sa La ở xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại khoảng 120 dặm.

Vào một ngày đẹp trời, Phật Thích Ca đã gọi ông A Nan – vị đệ tử luôn ở bên Ngài mọi lúc mọi nơi vào để thông báo sắp niết bàn trong 3 tháng sau. Nghe được tin này, các vị đệ tử của Ngài đang đi truyền giáo ở nhiều nơi đã vội quay trở về để gặp lần cuối và chia ly Đức Phật Thích Ca.

Trong 3 tháng cuối, Đức Phật không nghỉ ngơi, Ngài vẫn tiếp tục đi truyền đạo ở khắp mọi nơi. Khi đi qua khu rừng, ông Thuần Đà làm nghề đốt than đã thỉnh Ngài về nhà thọ trai. Về đến nhà, ông Thuần Đà dọn ra một bát cháo nấm Chiên đàn để cúng dường Ngài. Thọ trai xong, Ngài cùng các đệ tử tiếp tục hành trình truyền đạo.

Khi đi thêm được một quãng đường, đến rừng cây Ta La, Ngài giao bình bát cho ông A Nan rồi ra hiệu treo võng lên. Ngài nằm xuống võng, nghiêng về bên phải, đầu quay về hướng Bắc, mặt hướng về phía mặt trời lặn, hai chân vắt chéo nhau.

Sau khi biết tin Ngài sắp niết bàn, con dân đến thăm rất đông. Lúc này, có một cụ ông tên Tu Bạc Đà La, trên 80 tuổi đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Đức Phật. Ngài đã đồng ý và Tu Bạc Đà La trở thành vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật Thích Ca. Sau đó, Ngài dặn dò cặn kẽ các đệ tử và mọi người xung quanh rồi niết bàn vào ngày 15 tháng 2 năm 544 Âm lịch trước Công Nguyên.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập niết bàn ở rừng cây Ta La

Xem thêm: Ý nghĩa câu niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”

Ý nghĩa của ngày Phật Thích Ca nhập niết bàn

Mặc dù Đức Phật đã nhập niết bàn gần 26 thế kỷ nhưng những dấu ấn to lớn mà Ngài để lại vẫn in sâu trong lòng nhân loại. Để ghi nhớ công ơn này, các Phật tử trên thế giới đã làm lễ vào ngày Ngài nhập niết bàn với các ý nghĩa sau đây:

Hễ có sanh là có diệt

Ngay cả Kim thân ngũ uẩn của Đức Bổn Sư còn tuân theo quy luật “Hễ có sanh là có diệt” nên đây là quy luật vô thường tất yếu mà tất cả nhân loại đều phải trải qua. Chỉ cần buông xả những điều phiền muộn thì cuộc đời sẽ tự an yên.

Phật có lòng tư bi bao la rộng lớn

Trước khi niết bàn, mặc dù sức đã dần cạn kiệt nhưng Đức Phật vẫn nhiều lần hỏi các đệ tử có vấn đề gì cần Ngài giải đáp không. Điều này chứng tỏ Ngài có lòng từ bi bao la rộng lớn, dù thân thể đau đớn nhưng vẫn lo lắng cho mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, Ngài còn dạy mọi người cách kiểm soát tinh thần, mặc dù cơ thể đớn đau nhưng vẫn giữ tâm an yên, người bệnh nhưng tâm không bệnh.

Phật Thích Ca có lòng tư bi bao la rộng lớn và luôn lo lắng cho mọi người cả khi đau ốm

Tự hào khi là người con của Đức Phật

Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ thân mạng một cách nhẹ nhàng, dịu êm với hình ảnh vô cùng đẹp đẽ. Ngài bắt đầu vào định theo thứ tự từ Sơ thiền đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng rồi từ định theo chiều ngược lại. Ngài tiếp tục từ định Sơ thiền đến định Tứ thiền rồi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Có thể thấy, mặc dù sắp niết bàn nhưng Đức Phật vẫn tự tại ra vào trong Thiền định, không để sanh tử nhấn chìm dẫn đến tiêu cực.

Trở thành tấm gương sáng cho đời

Suốt 49 năm truyền đạo, Đức Phật luôn là tấm gương sáng về trí tuệ, lòng từ bi và ý chí dũng mãnh trong mọi hoàn cảnh để nhân loại nhìn theo học tập. Việc tu theo giáo pháp của Ngài sẽ giúp cuộc đời an yên và thanh tịnh hơn, giải thoát con người khỏi những khổ đau, tránh xa điều ác.

Thực hiện lời phó chúc của Phật Thích Ca

Con người nên ghi nhớ và tu theo những lời phó chúc của Phật mới được báo đáp phần nào ân đức. Chúng ta hãy lấy Phật pháp làm đuốc để tự tìm cách giải thoát bản thân và đừng mong chờ vào người khác. Mọi vật trên đời đều có thể tan ra và biến mất, kể cả phần thân thể của con người, chỉ có chân lý Phật pháp tồn tại mãi mãi trên cõi đời này.

Phật dạy mọi người phải tự tìm cách giải thoát bản thân để có cuộc sống an yên

Xem thêm: Những mẫu tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bằng Gỗ Đẹp

Lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập niết bàn

Sau khi tất cả các đệ tử (trừ ông Ca Diếp đi truyền đạo xa không về được), Đức Phật Thích Ca dặn dò những lời dạy cuối cùng như sau:

  1. Y và bát của Đức Phật sẽ truyền lại cho vị đệ tử Ma Ha Ca Diếp.
  2. Tất cả các đệ tử của Ngài luôn phải lấy Giới luật làm Thầy.
  3. Luôn ghi 4 chữ “Như Thị Ngã Văn” ở phần đầu của Kinh Phật.
  4. Xá Lợi của Ngài sau này phải chia thành 3 phần bao gồm:
  • Một phần đặt ở Thiên cung.
  • Một phần đặt ở Long cung.
  • Phần còn lại chia nhỏ thành 8 phần cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Độ lúc bấy giờ.

Ở giây phút cuối cùng, Ngài đã nói những lời sau:

– “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!…”.

– “Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Chỉ có chân lý của đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!”.

Sau đó, Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn vào ngày 15 tháng 2 năm 544 Âm Lịch trước Công Nguyên. Hoa ở rừng cây Ta La rơi xuống rồi phủ lên thân Ngài, mọi vật xung quanh u ám và im lặng trong giây phút chia ly.

Đức Phật Thích Ca để lại những lời dạy cuối cùng trước khi nhập niết bàn

Có thể thấy, Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn chính là giây phút Ngài chấm dứt kiếp luân hồi, xóa bỏ mọi muộn phiền và khổ đau trong đời sau khi truyền đạo khắp mọi vùng đất. Các Phật tử cần ghi nhớ và học theo những lời dạy của Phật để tiến đến cuộc sống an yên hơn.

Đánh giá post