Ngày Phật Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo Là Ngày Nào ? Ý Nghĩa Câu Thần Chú Phật Thích Ca

Là một Phật tử chắc hẳn bạn cũng biết ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo vô cùng quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Vậy ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì? Câu thần chú của Phật Thích Ca là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo là bước ngoặt của cuộc đời Ngài

Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo là ngày nào?

Theo Phật Giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo vào ngày mùng 8 tháng 12 Âm Lịch. Còn theo Phật Giáo Nam truyền, ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo là ngày trăng tròn của tháng Vesak. Tuy nhiên, ngày Phật Thích Ca thành đạo được mặc định là ngày 8 tháng 12 Âm Lịch hàng năm để tưởng nhớ đến công ơn của Ngài.

Đức Phật Thích Ca thành đạo vào ngày mùng 8 tháng 12 Âm Lịch

Xem thêm: Những mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp

Ý nghĩa ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo

“Đạo” có nghĩa là con đường, đạo cũng có thể hiểu là nguyên tắc, bổn phận mà con người cần tuân theo trong cuộc sống. Trong tôn giáo, Đạo là phương pháp chân chính và hiệu quả, đưa Đức Phật đến cảnh giới an lạc.

Ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo là sự kiện trọng đại của lịch sử nhân loại. Vào ngày này, Ngài đã chiến thắng Ma quân, mở cánh cửa mới cho nhân loại. Ngài đã chứng minh được con người có khả năng giác ngộ, giải thoát và chấm dứt luân hồi.

Sau những tháng ngày tu hành, Đức Phật Thích Ca đã thọ giáo ở các tiên nhân nổi tiếng và đạt đến trình độ tâm linh như vậy. Ngài nhận ra con người là chủ nhân của chính mình nên chẳng cần tìm cầu ở bên ngoài. Chúng ta chỉ cần tìm học trong chính bản thân mình.

Việc tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo là ngày để các Phật tử ghi nhớ về sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Các Phật tử cần hiểu về quá trình Đức Phật vượt qua gian khổ, thoát khỏi u mê, ái, dục trong cuộc sống để thành đạo của Ngài.

Ở Việt Nam, ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo được tổ chức long trọng trên mọi miền Tổ Quốc kết hợp với các hoạt động văn hóa để người dân ghi nhớ về công ơn của Ngài. Đồng thời, đây cũng là ngày tổ chức lễ cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa để cuộc sống tươi đẹp hơn.

Việc tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo giúp các Phật tử ghi nhớ công ơn của Ngài

Xem thêm: Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn là gì ? Ý  nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết Bàn

Câu thần chú của Phật Thích Ca là gì?

Câu thần chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Om Muni Muni Maha Muniye Soha”. Trong đó, “Muni” được hiểu là nhà hiền triết, “Maha” mang ý nghĩa tuyệt vời. Câu thần chú này kết hợp những tinh túy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là bản chất của giác ngộ và gắn liền với Ngài.

Ý nghĩa câu thần chú của Đức Phật Thích Ca

Câu thần chú “Om Muni Muni Maha Muniye Soha” của Đức Phật Thích Ca ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc trong từng từ. Cụ thể, đây là tiếng Phạn với ý nghĩa từng từ được hiểu như sau:

  • Om: Đây là từ thường được dùng để bắt đầu các câu thần chú, mở ra một sự thật hoặc sự việc sắp xảy ra, có ý nghĩa như một tấm gương phản chiếu.
  • Muni: Được hiểu là nhà hiền triết (hiền nhân), người khôn ngoan.
  • Maha: Có nghĩa là sự tuyệt vời.
  • Soha: Có nghĩa là lời chúc mừng.

Thần chú của Phật Thích Ca mang bản chất của sự giác ngộ và tràn đầy năng lượng trong từng âm tiết. Thần chú là âm thanh sáng tạo thể hiện sự hiểu biết về bản chất sâu xa của vạn vật trong thế giới này. Đồng thời, câu thần chú còn là âm thanh của sự thuần khiết, sự giác ngộ.

Việc đọc thần chú giúp đầu óc thông thái, mang đến năng lượng tích cực trong cuộc sống. Câu thần chú “Om Muni Muni Maha Muniye Soha” là tiếng Phạn nên không ai có thể giải thích trọn vẹn ý nghĩa. Chúng ta chỉ có thể phân tích từng âm tiết để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thần chú này.

Đức Lama Zopa Rinpoche giải thích ý nghĩa của câu thần chú “Om Muni Muni Maha Muniye Soha” như sau:

  • Om: Kiến thức về hai con đường giác ngộ của Đức Phật Thích Ca là phương pháp và trí tuệ. Hai chân lý mà Ngài đi theo là tương đối và tuyệt đối.
  • Muni: Kiểm soát sự đau khổ của chúng sinh, vượt qua những quan niệm sai lầm về cái tôi của bản thân.
  • Muni: Kiểm soát sự đau khổ của chúng sinh trong 3 kiếp luân hồi.
  • Maha Muniye: Kiểm soát sự đau khổ xuất phát từ sự ảo tưởng của bản thân.
  • Soha: Tâm trí hấp thu và giữ lại những phước lành trong câu thần chú.

Đức Lama Zopa Rinpoche cho rằng việc niệm thần chú không có nghĩa là lặp đi lặp lại toàn bộ âm tiết. Chúng ta cần vượt qua âm thanh và lời nói bên ngoài để lắng nghe những suy nghĩ trong tâm trí của bản thân.

Câu thần chú của Phật Thích Ca giúp con người ngăn cản những suy nghĩ tiêu cực

Xem thêm: Các ngày vía Đức Phật Thích Ca

Cách sử dụng câu thần chú của Đức Phật

Trong thiền định, thần chú của Đức Phật Thích Ca mở ra ánh sáng của chân lý sau đó đi vào cơ thể con người và loại bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí để tiến đến con đường giác ngộ thành công. Ánh sáng này còn lan tỏa sang những người xung quanh mình để mọi người đều nhận được những phước lành trong câu thần chú. Vì vậy, việc niệm thần chú “Om Muni Muni Maha Muniye Soha” cũng là cách bạn tích đức cho chính bản thân mình.

Bạn hãy nghĩ mình đang làm sạch bản thân trong lúc niệm thần chú của Phật Thích Ca Mâu Ni giúp xóa bỏ mọi phiền não trong tâm trí. Lúc này, một bản sao của Đức Phật sẽ hấp thụ vào cơ thể giúp bạn biết được cần làm gì để giác ngộ thành công. Bạn có thể niệm thần chú vào mọi thời điểm trong ngày. Đồng thời, bạn cần giữ cho tâm thanh tịnh và không được nóng vội trong lúc niệm thần chú.

Niệm chú Phật Thích Ca cũng là cách tích đức mỗi ngày

Có thể thấy, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Ngài, mang công ơn to lớn đối với nhân loại. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo và câu thần chú của Ngài.

Xem thêm: Top 6 bức tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam

Đánh giá post