Tìm Hiểu 12 Hạnh Nguyện Của Phật Thích Ca

Nắm vững 12 hạnh nguyện của Phật Thích Ca giúp các Phật tử mạnh mẽ và duy trì theo con đường giác ngộ mà Đức Phật đã giảng dạy để thức tỉnh bản thân, tránh xa những việc xấu. Vậy 12 hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nắm rõ 12 đại nguyện của Phật Thích Ca giúp Phật tử duy trì con đường giác ngộ

1. Đức Phật đản sinh vào thế giới sa bà và dẫn chúng sinh thoát khỏi vô minh để giác ngộ thành công

Đức Phật có tiền sinh là Bồ Tát Hộ Minh. Sau nhiều kiếp tu khổ hạnh, Bồ Tát Hộ Minh trở thành chủ của Nội Viện nằm trong cung trời Đâu Suất. Cung trời này mang đến cuộc sống hỷ lạc, đầy đủ, no ấm nên được gọi là Hỷ lạc thiên.

Bồ Tát khi ngồi trên Hỷ lạc thiên nhìn xuống thế gian đã nhìn thấy những điều đen tối và khổ đau đang bao phủ, nhấn chìm chúng sinh khiến họ suy thoái về tâm linh. Vì vậy, Ngài đã phát nguyện tái sinh trong hình tướng của con người để thực hiện mong muốn giải thoát con người chấm dứt kiếp luân hồi và tránh xa những khổ đau.

Xem thêm: Những mẫu tượng Phật Thích Ca bằng gỗ đẹp

2. Câu chuyện trong giấc mơ của hoàng hậu Ma Da

Cha của Đức Phật Thích Ca là vua Tịnh Phạn và mẹ là hoàng hậu Ma Da của nước Ca Tỳ La Vệ thuộc Ấn Độ xưa. Hoàng hậu Ma Da là người có sắc đẹp hoàn hảo và đầy đủ mọi phẩm tính để được chọn trở thành thân mẫu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát sau khi quyết định nhập mẫu thai trong hình tượng một con voi trắng đã kiến trúc một cung điện bằng ngọc quý trong bụng hoàng hậu để bảo vệ thân thể không bị vấy bẩn.

Sau khi nghe tin, dân chúng vô cùng tôn quý Quốc vương Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da bởi sự công minh và quyền quý của hoàng tộc. Mặc dù việc Đức Phật lựa chọn xuất thân từ hoàng tộc sẽ đi ngược lại với giáo pháp không phân biệt giai cấp thời bấy giờ. Tuy nhiên, điều này cũng phủ định quan niệm sinh trưởng trong gia đình quyền quý sẽ được trợ duyên trong quá trình giải phóng tâm linh của con người.

Bồ Tát đã nhập mẫu thai trong bụng hoàng hậu Ma Da với hình tượng con voi trắng

Xem thêm: Phật Thích Ca là ai ? Sự tích cuộc đời Đức Phật

3. Đức Phật Thích Ca đản sanh

Theo truyền thuyết, sau khi chào đời từ hông bên phải của hoàng hậu Ma Da, Đức Phật Thích Ca đã tự đi được 7 bước. Bảy bước đi đã nở ra bảy đóa sen nở rộ tuyệt đẹp. Điều lạ thường là hoàng hậu Ma Da không hề có chút đau đớn nào trong 10 tháng mang thai. Theo tập tục thời bấy giờ, phụ nữ khi sắp sinh sẽ về quê mẹ để được mẹ ruột chăm sóc sau sinh. Trên đường về quê, khi đi qua vườn hoa thơm quả ngọt, hoàng hậu Ma Da muốn xuống kiệu để nghỉ ngơi. Sau khi bước xuống, hoàng hậu vịn tay vào một cành hoa nở rộ thì bất ngờ thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra từ hông phải của bà.

Xem thêm: Tìm hiểu về Xá Lợi Phật Thích Ca

4. Đức Phật Thích Ca có văn võ song toàn, tài năng xuất chúng ở tuổi thiếu niên

Hoàng hậu Ma Da băng hà ngay khi thái tử Tất Đạt Đa được 7 ngày tuổi. Lúc này, nhà vua giao thái tử cho kế mẫu là em gái ruột của hoàng hậu nuôi dưỡng. Nhà vua cũng cho 32 thị nữ chăm sóc cùng kế mẫu, trong đó 8 người tắm, 8 người bế, 8 người cho bú mớm và 8 người vui chơi với Thái tử.

Ngay từ khi chào đời, Thái tử Tất Đạt Đa được chăm sóc và nuôi dưỡng trong môi trường tốt và an toàn vô cùng. Nhà vua đã cho gọi thầy giáo giỏi nhất đất nước lúc bấy giờ vào cung điện để giảng dạy cho Thái tử.

Ngài vô cùng thông minh, nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức và thông thạo võ thuật, luôn chiến thắng trong mọi cuộc thi. Đặc biệt, Thái tử giỏi nhất là bắn cung và đua ngựa. Nhà vua làm mọi việc để nuôi dạy Thái tử một cách tử tế nhất nhằm trở thành vị vua anh minh và xuất chúng trong tương lai.

Đức Phật Thích Ca giỏi bắn cung và cưỡi ngựa từ thời niên thiếu

Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa các ngày vía Phật Thích Ca

5. Phật Thích Ca ứng xử vô cùng khéo léo

Với vị trí trị vì đất nước, Thái tử Tất Đạt Đa ứng xử vô cùng khéo léo và nhanh nhẹn. Ngài là người anh minh và được hậu thuẫn bởi rất nhiều người. Ngài tham mưu cho nhà vua Tịnh Phạn các công việc triều chính lúc bấy giờ.

6. Bốn cuộc gặp gỡ của Thái tử Tất Đạt Đa

Các tu sĩ giỏi nhất vùng ngày đó đã phán rằng thái tử Tất Đạt Đa sẽ bỏ cung điện và xuất gia. Nghe được điều này, nhà vua Tịnh Phạn luôn giữ thái tử ở trong cung điện, không cho tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, đặc biệt là các tu sĩ. Tuy nhiên, Thái tử đã quyết định vi hành ở bên ngoài kinh thành. Ngài đã tận mắt chứng kiến cảnh khổ đau và chết chóc của chúng sinh bên ngoài cung điện và khổ tâm rất nhiều.

Trên đường về, Ngài gặp một ông lão già yếu. Lần thứ 2, Ngài gặp một người bị bệnh và lần thứ 3 là người ốm. Cuộc gặp thứ 4 của Thái tử Tất Đạt Đa là một tu sĩ nghiêm trang, mong muốn được an lạc và giải thoát. Sau đó, thái tử đã quyết định học theo tấm gương của người tu sĩ này để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống.

Thái tử Tất Đạt Đa đã gặp một vị tu sĩ trên đường vi hành

Xem thêm: 6 bức tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam

7. Xa lìa cuộc sống trần thế trong cung điện

Sau lần vi hành đó, thái tử Tất Đạt Đa đã quyết định rời cuộc sống xa hoa trong cung điện để bắt đầu con đường đi tìm giác ngộ, giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh đau khổ triền miên. Ngài đã chào tạm biệt vợ con rồi phi ngựa vào trong rừng sâu.

8. Tu khổ hạnh trong 6 năm

Ngài tìm một mảnh đất trống và đẹp trong rừng sâu để tu khổ hạnh cùng 5 anh em nhà Kiều Trần Như. Trong 2 năm đầu tu khổ hạnh, mỗi ngày Ngài chỉ uống 1 giọt nước và ăn 1 hạt mè. Sau 6 năm tu khổ hạnh, cơ thể Ngài gầy khô như bộ xương cùng với tình trạng sức khỏe giảm sút rất nhiều.

Lúc này, Ngài nhận ra rằng đây không phải con đường có thể giác ngộ thành công để giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ trong cuộc sống. Ngài đã tắm dưới sông Ni Liên, ăn bát cháo sữa mật ong của cô thôn nữ. Khi sức khỏe hồi phục, Ngài tiến về phía cây bồ đề và phát nguyện không đứng dậy nếu không giác ngộ thành công.

Đức Phật Thích Ca tu khổ hạnh cùng 5 anh em Kiều Trần Như trong 6 năm

Xem thêm: Ý nghĩa ngày Phật Thích Ca thành đạo và tìm hiểm về câu thần chú của Phật Thích Ca

9. Ngài đã chiến thắng Ma Vương

Ma Vương vô cùng tức giận khi nghe được lời phát nguyện của Thái tử Tất Đạt Đa. Ma Vương ngay lập tức đã cử ba cô con gái đến múa hát để phá nhiễu thái tử. Tuy nhiên, Đức Phật Thích Ca không hề bị phân tâm bởi những tác động của các cô gái. Ma Vương tiếp tục phá nhiễu với đội quân hùng hậu nhưng vẫn không thể làm ảnh hưởng đến Đức Phật. Cuối cùng, Ma Vương đành chấp nhận rút lui.

10. Đức Phật Thích Ca chuyển pháp luân

Sau khi giác ngộ thành công, Đức Phật Thích Ca đã sở hữu những tiềm năng đặc biệt. Với Phật nhãn, Đức Phật đã có thể nhìn thấy hình ảnh năm anh em Kiều Trần Như – những người đã cùng Ngài tu khổ hạnh năm xưa. Ngài đã đi về phía vườn Lộc Uyển – nơi tu khổ hạnh cùng họ để giảng cho họ nghe về giáo pháp.

Đức Phật Thích Ca quyết định chuyển pháp luân cho 5 anh em Kiều Trần Như đầu tiên

11. Phật Thích Ca trở về từ cung trời Đâu Suất

Hoàng hậu Ma Da băng hà khi thái tử Tất Đạt Đa được 5 ngày tuổi. Sau đó, hoàng hậu tái sinh vào cung trời Đâu Suất. Vì vậy, Đức Phật Thích Ca đã bay lên cung trời Đâu Suất để gặp lại và thuyết pháp cho Thánh Mẫu. Tại đây, ngài thuyết giảng Kinh Địa Tạng cho Thánh Mẫu và Chư Thiên liên tục trong 3 tháng rồi quay trở về.

12. Đức Phật Thích Ca thể nhập Niết bàn

Đức Phật nhận thấy Ngài đã hoàn thành sự nghiệp thuyết pháp vào năm 80 tuổi. Chính vào năm đó, Ngài nhập niết bàn tại vườn cây Sa La trong Câu Tha Ni trong tư thế nằm nghiêng sang phải, đầu hướng Bắc và chân phải đặt lên chân trái. Trước khi nhập niết bàn, Ngài không buồn đau, đồng thời cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của các đệ tử. Điều này khích lệ con người trên con đường giác ngộ và giải thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn trong tư thế nằm nghiêng sang phải

Bài viết trên đã tổng hợp 12 hạnh nguyện của Phật Thích Ca giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời và dễ dàng ghi nhớ những bài học giác ngộ của Ngài. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ có ích cho bạn!

Xem thêm: Phật Thích Ca nhập Niết bàn là gì ? Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

 

5/5 - (1 bình chọn)