Nếu là một người quan tâm đến Phật Giáo chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc nhìn thấy những viên ngọc Xá Lợi Phật Thích Ca. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính, quá trình hình thành và sự linh ứng của Xá Lợi. Vậy Xá Lợi của Phật Thích Ca là gì? Sự linh ứng như thế nào?
1. Những điều chưa biết về Xá Lợi Phật Thích Ca?
Trước khi tìm hiểu sự linh ứng, bạn cần hiểu rõ khái niệm, nguồn gốc cũng như đặc tính của Xá Lợi.
1.1. Xá Lợi Phật là gì?
Xá Lợi ở một số quốc gia khác được gọi với tên khác nhau:
- Ở Ấn Độ: Đà Đô, Thiết Lợi La, Thiết Lập La.
- Ở Trung Quốc: Di cốt, Thân cốt, Linh cốt.
Hiểu một cách đơn giản, Xá Lợi là phần kết tinh còn lại sau khi hỏa thiêu Đức Phật Thích Ca và các vị cao tăng Phật Giáo. Phần Xá Lợi này được chia thành các phần nhỏ chuyển đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới để lan tỏa phước lành của Đức Phật tới chúng sinh. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng Xá Lợi có khả năng xua đuổi tà ma và điều ác.
1.2. Quá trình hình thành Xá Lợi Đức Phật Thích Ca
Xá Lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được hình thành như thế nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Như đã nói ở trên, Xá Lợi là phần di thể sau khi hỏa táng Đức Phật Thích Ca và các vị cao tăng khác.
Sau lễ tà trì (hỏa thiêu), Xá Lợi Phật Thích Ca được chia thành 8 phần chia cho 8 quốc gia. Khoảng 200 năm sau, hoàng đế A Dục thống nhất toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ. Sau đó, Ngài gom 8 phần Xá Lợi lại, chia thành 84.000 phần chia đều cho các nước khác trên thế giới.
Ngoài ra, theo khoa học nhận định, quá trình hình thành của Xá Lợi còn xuất phát từ 4 giả thuyết bao gồm:
Theo giả thuyết về sức mạnh tinh thần
Nhiều người cho rằng sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng Phật Giáo có thể chuyển hóa thành vật chất. Nhận định này bắt nguồn từ rất nhiều năm trước, khi kiến thức của con người còn hạn hẹp. Sau này, khoa học đã khẳng định nhận định này không hề đúng.
Theo giả thuyết ăn chay
Nhận định này ra đời bởi các cao tăng thường ăn các thực phẩm giàu chất xơ và chất khoáng. Qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể, những chất này chuyển hóa thành muối carbonate và phosphate. Những tinh thể muối này tích lũy trong cơ thể, lâu ngày chuyển thành Xá Lợi. Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với giả thuyết ăn chay. Bởi họ nhận thấy nhiều người ăn chay nhưng không thể tạo thành Xá Lợi.
Theo giả thuyết ngồi thiền
Nếu kết hợp sức mạnh tinh thần cùng giả thuyết ăn chay với ngồi thiền thì nhận định này có phần đúng. Việc các cao tăng ngồi thiền trong thời gian dài sẽ tạo ra tinh thể muối trong cơ thể con người.
Theo giả thuyết bệnh lý
Một số người cho rằng Xá Lợi sẽ không hình thành khi hỏa táng người có sức khỏe không tốt. Các cao tăng thường khỏe mạnh và ít bệnh tật hơn nên sẽ tạo thành Xá Lợi khi hỏa táng. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh về tính chính xác.
Xem thêm: ý nghĩa “Câu niệm nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”
1.3. Đặc tính của Xá Lợi Phật Thích Ca
Xá Lợi thường có các đặc tính sau:
– Có 5 màu cơ bản bao gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu cam.
– Có nhiều hình dạng như: hình Phật, Bồ Tát, hình tròn, bầu dục, hình hoa sen,…
– Các viên Xá Lợi kích thước nhỏ có thể nổi lên mặt nước và kéo viên khác nổi theo.
– Có thể thay đổi tăng hoặc giảm số lượng.
– Có thể thay đổi kích thước và màu sắc theo thời gian.
– Khối lượng nhẹ hơn kích cỡ bên ngoài.
1.4. Xá Lợi Đức Phật Thích Ca có mấy loại?
Theo Từ điển Phật học, Xá Lợi của Phật Thích Ca chia thành 2 loại chính, bao gồm:
- Toàn thân Xá Lợi: Xá Lợi nguyên vẹn thân thể hay còn gọi là nhục thân. Đây là Xá Lợi còn nguyên vẹn thân thể của Đức Phật sau khi nhập niết bàn. Toàn thân Xá Lợi là biểu tượng của sự trường tồn, khi Đức Phật đạt cảnh giới cao nhất của người tu hành. Các Phật tử quan niệm rằng Đức Phật không có “sự chết”, chỉ là tâm hồn rời khỏi thể xác để đi về cõi vĩnh hằng. Lúc này, nhục thân của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, không bị phân hủy theo thời gian và chấm dứt hoàn toàn quá trình trao đổi chất trong cơ thể Hiện tượng này khác xa với cái chết của người bình thường và khoa học cũng chưa thể lý giải được về “Toàn thân Xá Lợi”.
- Toái thân Xá Lợi: Xá Lợi sau khi thiêu. Đây là phần xương sau khi hỏa thiêu Đức Phật, sau đó có thể sẽ được chia ra để thờ ở nhiều ngôi chùa.
Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp
2. Sự linh ứng của Xá Lợi Phật Thích Ca
Một số quan niệm cho rằng Xá Lợi tỏa ra ánh hào quang, có thể chuyển từ nhỏ thành lớn, ít thành nhiều hoặc đục thành trong. Sự chuyển hóa này phụ thuộc vào sự thành tâm của người có tâm. Ngài Hư Vân kể rằng khi đến lễ Xá Lợi tại chùa A Dục, Ngài càng lễ thì ánh hào quang càng tỏa sáng, bệnh tật của Ngài cũng tiêu tan.
Vào thời điểm Phật Pháp mới truyền vào Trung Quốc, Ngài Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng từ Trung Ấn sang truyền bá Phật Pháp khiến Đạo Sĩ Chữ Thiện Tín không hài lòng. Đạo Sĩ Chữ Thiện Tín xin nhà vua cho thi tài với hai Ngài Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng.
Lúc này, họ để kinh sách của Lão giáo ở phía đông còn Xá Lợi và kinh Phật thì được đặt ở phía tây. Sau đó, họ thi triển thần thông đốt kinh sách khiến kinh Phật còn nguyên trong khi kinh bên Đạo giáo cháy. Tại đây, Xá Lợi bay lên hư không, tỏa ra 5 màu chiếu sáng xoay tròn bao phủ mọi vật xung quanh. Vua và mọi người thấy vậy đều rất bất ngờ và hoan hỉ.
3. Ngôi chùa nào nhiều Xá Lợi Phật Thích Ca nhất Việt Nam?
Chùa Viên Đình (hay còn gọi là Tổ Đình Vĩnh Long) nằm tại làng Kẹo, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là ngôi chùa nhiều Xá Lợi Đức Phật Thích Ca nhất Việt Nam hiện nay. Cụ thể, chùa Viên Đình có 30 bảo tháp Xá Lợi Đức Phật Thích Ca. Vị trụ trì của chùa Viên Đình là Đại Đức Thích Chơn Phương đã đi đến nhiều đất Phật như Ấn Độ, Thái Lan, Nepal, Myanmar,… và được tặng Xá Lợi mang về.
Có thể thấy, Xá Lợi Phật Thích Ca không chỉ tượng trưng cho sự từ bi, an yên mà còn là biểu trưng của Đức Phật khi còn tại thế. Hy vọng những thông tin trong bài viết của Đồ gỗ mỹ nghệ Gia An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca.