Lập bàn thờ Phật tại gia từ lâu đã trở thành tín ngưỡng tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Thờ tượng Phật sẽ mang đến bình an cho mọi gia đình, con cái hiếu thảo và hướng thiện, công ăn việc làm được thuận lợi. Vậy nên thờ tượng phật nào trong nhà cho đúng thì không phải ai cũng biết. Sau đây, xin mời các bạn cùng Gia An tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Có nên thờ tượng Phật trong nhà ?
Thờ Phật là nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh độc đáo của người Việt đã có từ lâu đời. Nếu thờ đúng cách, việc thờ tượng phật tại nhà sẽ rất tốt, đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia đình.
Những ý nghĩa, lợi ích khi thờ phật tại gia:
Mong muốn đem lại may mắn, hạnh phúc, bình an cho gia đình: việc thờ phật trong nhà mang thông điệp mong muốn được thần Phật phù trợ, giúp mang đến nhiều may mắn và hóa giải những điều xấu cho gia đình.
Thờ phật chính là mong muốn hướng đến cái thiện, tâm hồn trong sạch: Phật là hiện thân của những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, thờ tượng Phật trong nhà sẽ giúp chúng ta luôn răn dạy bản thân và con cái luôn làm theo cái thiện, làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Nên thờ tượng phật nào trong nhà đem lại may mắn, bình an
Mỗi tượng Phật lại có ý nghĩa riêng, việc chọn tượng phật thờ cũng phụ thuộc vào mục đích thờ cúng của mỗi gia đình. Sau đây, Gia An xin giới thiệu một số tượng Phật để các bạn tham khảo.
Tượng Phật Thích Ca:
Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta Bà (đau khổ), thế giới chúng ta đang sinh sống. Ngài là người đã sáng lập ra Phật Giáo, là vị phật được thờ cúng nhiều nhất hiện nay. Thờ Phật Thích Ca chính là mong muốn từ bỏ những sân si, những cái xấu và hướng đến sự chân thiện mỹ của các thành viên trong gia đình
Tượng Phật A Di Đà:
Ngài là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, ngài là đại diện cho những điều tốt đẹp trong quá khứ. Mọi người thường niệm “A Di Đà Phật” để mong có được sự giúp đỡ, phù hộ của Ngài. Thờ phật A Di Đà sẽ đem đến cho gia chủ bình an, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngoài ra, thờ phật A Di Đà chính là mong muốn tránh khỏi điều ác, lục dục của trần thế.
Tượng Phật Quan Âm
Ngài là biểu tượng của điềm lành, sự từ bi, lòng bác ái, bao dung. Quan Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn cứu giúp con người qua cơn khốn khó, gian nguy. Thờ tượng Phật Quan Âm sẽ giúp gia chủ được may mắn, bình an, tránh khỏi những điều không may. Ngoài ra, thờ tượng Quan Âm còn giúp con người luôn hướng theo những điều tốt, từ bi, bao dung.
Tượng Phật Di Lặc
Phật Di Lặc còn được gọi là vị phật của tương lai, ngài là biểu tượng của sự hạnh phúc viên mãn. Ngài thường xuất hiện với nụ cười vô âu lo, xóa tan mọi muộn phiền. Tượng Phật Di Lặc còn xuất hiện với rất nhiều hình tượng đi kèm như: các tiểu đồng, quả hồ lô, cây tùng, cây đào, các thỏi vàng, …. Thờ tượng Phật Di Lặc giúp đem đến may mắn, sức khỏe, bình an, tài lộc cho gia chủ.
Xem thêm: những mẫu tượng Phật Di Lặc đẹp tại đây
Tượng Phật Dược Sư
Ngài còn được gọi với nhiều tên gọi như “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật”, bổn nguyện của ngài là cứu chúng sinh khỏi mọi bể khổ. Phật Dược Sư thường được thờ với Phật Thích Ca và Phật A Di Đà. Thờ tượng Phật Dược Sư sẽ giúp gia đình được cứu khổ ban vui, thọ mạng dài lâu, thoát khỏi mọi điều xấu, …
Tượng Tam Thế Phật
Tam Thế Phật có thể hiểu là bộ tượng gồm 3 tượng Phật. “Thế” có thể được hiểu là “Thời”: quá khứ, hiện tại và tương lai. Phật hiện tại là phật Thích Ca, phật quá khứ là phật A Di Đà, phật tương lai là phật Di Lặc. Ngoài ra, “Thế” còn được hiểu là “Thế giới” bao gồm thế giới phương Đông (Phật Dược Sư), phương Tây (phật A Di Đà), Sa Bà (phật Thích Ca). Thờ tượng Tam Thế Phật sẽ giúp gia chủ được bình an, mạnh khỏe hướng theo điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Những điều kiêng kỵ khi thờ tượng Phật tại gia
Thờ Phật tại gia là nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đã có từ rất lâu đời của nguời Việt, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tượng Phật rất linh thiêng, do vậy khi thờ cúng tượng Phật trong nhà, chúng ta phải rất lưu ý những điều kiêng kỵ để tránh vào tội bất kính.
Vị trí đặt tượng phải trang trọng, tôn nghiêm: tuyệt đối không đặt tượng Phật ở dưới sàn nhà, hay ở những nơi không trang trọng, riêng tư như: nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ, gầm cầu thang, két sắt. Đặt tượng Phật ở những nơi này sẽ phạm phải bất kính. Chúng ta nên đặt tượng Phật ở những nơi trang trọng, tôn nghiêm để thể hiện sự tôn kính đối với Phật.
Đặt tượng Phật trên một bậc với bàn thờ tổ tiên: không đặt tượng Phật ngang hàng hoặc dưới bàn thờ tổ tiên, bởi đức Phật là thầy của chúng sinh. Bàn thờ tượng Phật luôn phải đặt trên ít nhất 1 bậc đối với bàn thờ Gia tiên để thể hiện sự tôn kính.
Bàn thờ Phật phải được vệ sinh sạch sẽ: phải thường xuyên vệ sinh bàn thờ Phật, đồ cúng chỉ sử dụng hoa quả, bánh kẹo. Đồ cúng nên được thay đổi thường xuyên để tránh hư hỏng. Tuyệt đối không được thờ cúng bằng đồ mặn như: thịt cá, các sản phẩm chế tạo từ động vật, … Đây cũng là điều cấm kỵ mà nhiều gia đình phạm phải.
Không quay mặt tượng Phật vào những nơi không trang trọng: không đặt tượng Phật quay mặt vào những nơi riêng tư, không trang trọng như: phòng ngủ, nhà vệ sinh để tránh phạm phải tội bất kính.
Không thờ tượng Phật một cách tùy tiện: số lượng tượng Phật phải là số lẻ mang tính dương. Không phải càng thờ nhiều tượng Phật là càng tốt. Mỗi gia nên thờ tối đa không quá 3 tượng Phật trong nhà là tốt nhất. Khi thờ tượng Tam Thế Phật, phải đề tượng đồng cấp, không được để cái trên, cái dưới.
Không vứt tượng phật lộn xộn khi không may bị vỡ: nếu không may tượng phật bị vỡ, hỏng. Chúng ta phải gói cẩn thận lại bằng giấy vàng. Vào ngày mùng 1, ngày rằm mang ra đốt dưới ánh nắng để đức Phật quy vị.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu được nên thờ tượng Phật nào trong nhà và những điều kiêng kỵ khi thờ tượng Phật tại gia. Hy vọng với những chia sẻ của Gia An, bạn có thể lựa chọn được tượng Phật phù hợp để thờ cúng tại gia giúp đem lại nhiều may mắn, bình an cho gia đình.
Xem thêm : Tư vấn cách đặt, hướng đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm chuẩn 100%