Tượng gỗ Quan Công vốn không còn xa lạ trong văn hóa của người Việt Nam. Ngoài yếu tố về thẩm mỹ, thì đây còn là một vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn trạch, trừ tà rất tốt. Tuy nhiên, ý nghĩa của tượng quan công gì ? và tượng quan công nên đặt ở đâu ? thì không phải ai cùng biết. Mời các bạn cùng Đồ gỗ Gia An tìm hiểu ý nghĩa tượng Quan Công và cách đặt tượng Quan Công từ chuyên gia phong thủy.
Quan Công là ai?
Quan Công còn được gọi là quan Trường Sinh, có tự là Vũ. Sau này, người đổi tên thành Vân Trường. Ông là vị tướng nổi tiếng sống ở cuối thời kỳ của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông là tướng tài, góp rất nhiều công sức trong việc thành lập nên nhà Thục Hán.
Hiện nay, các bằng chứng lịch sử về quan Công còn khá ít với nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, dân gian cho rằng quan Vũ chính là anh em kết nghĩa với Trương Phi và Lưu Bị. Đặc biệt, ông cũng là người đứng đầu trong số Ngũ Hổ Tướng lừng danh của nhà Thục Hán gồm Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung.
Hình tượng của quan Công trong dân gian
Quan Vũ chính là nhân vật lịch sử Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở Đông Á. Hình tượng của ông cũng được hình tượng, thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian. Trong đó, ngài là người có nhiều chiến tích nổi bật với phẩm chất đạo đức được đề cao.
Theo các nhà sử học, Quan Công là người kiêu căng ngạo mạn. Tuy nhiên, ông lại rất dũng mãnh, trượng nghĩa, sống hào hiệp, giản dị. Cùng với lòng trung thành tuyệt đối, không có gì ngạc nhiên khi ông được nhiều người tôn thờ đến vậy.
Có rất nhiều triều đại lịch sử đã trôi qua, quan Vũ cũng được các hoàng đế nhà Minh, Thanh phong thánh, phong đế. Hiện tại, Quan Vũ được thờ cúng ở nhiều nơi với hình tượng mặt đỏ, râu tài, tay cầm thanh long yển nguyệt và cưỡi ngựa xích thố.
Ý nghĩa tượng Quan Công trong phong thủy
Trong phong thủy, tượng gỗ Quan Công là vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà khí rất tốt được nhiều người trưng bày trong nhà, cửa hàng với mong mua xua đuổi những điều xấu, điều kém may mắn và những kẻ tiểu nhân. Ngoài ra, mỗi hình tượng Quan Công lại mang đến những ý nghĩa rất độc đáo:
Tượng Quan Công cưỡi ngựa xích thố
Hình ảnh ngựa xích thố đã gắn liền với quan Công trong mọi giai thoại. Tượng quan Công cưỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long đao mang vẻ uy dũng, oai phong, ý chí chiễn đấu mãnh liệt, không ngại khó khăn.
Trưng bày tượng Quan Công cưỡi ngựa trong nhà ngoài khả năng giúp trấn trạch, trừ tà còn có ý nghĩa nhắc nhở các thành viên trong gia đình luôn phải biết cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Tượng Quan Công chống đao
Nhìn vào bức tượng quan Công chống đao, chúng ta thấy được khí chất hào hùng, uy dũng. Đó là hình ảnh một con người không chịu khuất phục dù gặp phải khó khăn lớn thế nào hay phải đối diện với việc đầu rơi máu chảy.
Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người làm lãnh đạo hay kinh doanh. Là một trong những hình tượng ý nghĩa, được yêu thích nhất của Quan Công.
Tượng Quan Công ngồi đọc sách
Khi Quan Vũ đang ở Tào doanh đã được Tào Tháo sắp xếp ở cùng 2 người vợ của Lưu Bị. Khi đó, Tào Tháo hy vọng quan Vũ sẽ có hành động sai lầm, có lỗi với lưu bị. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó quan Vũ chỉ ngồi đọc sách Xuân Thu dưới ngọn đuốc sáng rực.
Việc đó đã thể hiện được ý chí, lòng trung thành và sự kiên định của quan Vũ. Trưng bày tượng trong nhà sẽ hiện được ý nghĩa lòng trung thành, ý chí sắt đá không lay chuyển của gia chủ.
Tượng Quan Công Hàng Long
Hình ảnh quan công thu phục rồng giữ là một trong những hình tượng độc đáo, ý nghĩa. Thể hiện sức mạnh, ý chí, khả năng phi thường, sự vượt lên mọi gian nguy. Đây là một trong những tác phẩm vô cùng ý nghiã trong phong thủy.
Tượng quan Công nên đặt ở đâu đúng phong thủy
Để phát huy hết công dụng trong phong thủy, cách đặt tượng Quan Công đúng cách là yếu tố rất quan trọng.
Vị trí đặt tượng Quan Công
Tượng gỗ Quan Công nên đặt ở ở gần cửa ra vào. Khi đó, tượng sẽ giúp xua đuổi, ngăn chạn những điều may mắn, tà khí vào nhà.
Nên đặt tượng ở vị trí cao ngang tầm mắt. Khi đó, sự uy dũng, oai phong và tầm ảnh hưởng của bức tượng đến không gian sẽ lớn hơn.
Ngoài ra, chúng ta có thể đặt tượng ở vị trí trung tâm của ngôi nhà và hướng mặt về phía cửa ra vào.
Hướng đặt tượng Quan Công
Với những nhà có hướng xấu không hợp với tuổi của gia chủ, nên đặt tượng Quan Công ở ngay cửa ra vào và quay mặt về các hướng xấu của gia chủ. Như vậy sẽ giúp cho gia chủ tránh được những điều không may, điều xấu trong cuộc sống. Các hướng xấu trong phong thủy: họa hại, lục sát, ngũ quỹ, tuyệt mệnh.
Lưu ý khi đặt tượng Quan Công trong nhà
- Dù ở vị trí nào, hình tượng nào, tượng Quan Công cũng mang một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Nên đặt tượng trên cao, gần mắt người để bày tỏ lòng tôn kính.
- Trong trường hợp là tượng điêu khắc rời, hãy đặt thanh đao bên thân mình Quan Vũ. Vì đây chính là những vật bất ly thân, giúp quan Vũ đánh đuổi kẻ xấu.
- Đối với những người làm lãnh đạo hay chính trị, tượng Quan Công nên đặt trên bàn hoặc sau lưng. Khi đó, ngài sẽ mang tới sức mạnh bảo vệ tuyệt vời nhất.
- Không nhất thiết phải tiến hành nhang khói khi thờ tượng quan Công. Mọi người chỉ cần thực sự thành tâm thờ cúng là đủ.
Những cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công trong nhà
Cũng như các vật phẩm phong thủy khác, chúng ta phải lưu ý những điều cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công:
- Tuyệt đối không tùy tiện chọn chỗ đặt nhà mà không xem xét thật kỹ.
- Không đặt tượng trực tiếp xuống đất hay ở những khu vực ẩm thấp, lân cận nơi tăm tối. Điều đó thể hiện sự bất kính của gia chủ đối với quan Công.
- Tuyệt đối không được đặt tượng của quan Vũ vào những nơi không trang nghiêm. Như nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ, nhà vệ sinh… Những bức tường tiếp giáp với các khu vực này cũng không nên lựa chọn. Bởi chúng sẽ khiến các tác dụng tốt trong phong thủy, nguồn năng lượng tích cực bị triệt tiêu.
- Không đặt tượng quan Công vào các tủ kín, hộp kín hay két sắt. Đó chính là việc làm mang ý nghĩa triệt tiêu, loại bỏ các vận may, vận khí tốt đẹp.
Như vậy, các bạn đã cùng Đồ gỗ Gia An tìm hiểu ý nghĩa của tượng Quan Công và cách đặt tượng Quan Công theo phong thủy. Hi vọng bạn có thể lựa chọn được vị trí đặt tượng Quan Công phù hợp nhất.