Tìm Hiểu Cách Đặt Và Ý Nghĩa Tượng Bác Hồ Trong Lòng Người Việt

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam và người ta thường tạc tượng để tưởng nhớ công ơn bác. Tượng Bác Hồ chính là biểu tượng cao quý thường được bày tại nhà ở, cơ quan, trường học… Ý nghĩa tượng Bác Hồ  thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đến với người mang lại hòa bình cho đất nước. Hãy cùng Gia An tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa và cách đặt tượng Bác Hồ sao cho đúng nhé.

Bác Hồ – Vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc ta

Bác Hồ (hay Hồ Chí Minh) là cái tên mà bất cứ người dân nào ở nước ta cũng đều quen thuộc. Đây là người đã dành cả cuộc đời của mình cống hiến cho sự nghiệp giành lại độc lập nước nhà. Dưới đây là đôi nét về tiểu sử của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Về xuất thân

Bác Hồ có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung và sau này đổi lại thành Nguyễn Tất Thành. Người sinh ngày 19/05/1890 ở làng Kim Liên, tỉnh Nghệ An và mất vào ngày 02/09/1969 ở Hà Nội. Bác được sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

Chính vì vậy, Bác Hồ hiểu rất rõ nỗi cơ cực và mất mát mà nhân dân ta đang phải chịu đựng. Từ khi còn trẻ, Người đã sớm nung nấu ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm và giành độc lập cho nước nhà. Do đó, vào tháng 6 năm 1911, Bác Hồ quyết định rời quê hương để tìm đường cứu nước.

Về sự nghiệp

Sau khi rời quê, Bác Hồ đã dành hàng năm trời bôn ba ở nhiều nước trên thế giới. Mục đích là để tìm hiểu về con đường đấu tranh giành độc lập của nước bạn. Từ đó học hỏi kinh nghiệm để thực thi công cuộc giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

Sau 30 năm xa quê, năm 1941 Bác Hồ trở về Việt Nam và tiến hành kế hoạch giải phóng nước nhà. Cho đến năm 1945, Người đứng trên quảng trường Ba Đình và đọc Tuyên ngôn độc lập. Đây là tuyên ngôn tuyên bố về việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Mặc dù người đã đi xa nhưng hình ảnh, công lao to lớn của người vẫn luôn được nhân dân Việt Nam khắc ghi, biết ơn đời đời.

Ý nghĩa tượng Hồ Chí Minh trong lòng người dân Việt Nam

Ngoài những giá trị về mặt thẩm mỹ, tượng Bác Hồ còn chứa đựng những ý nghĩa, giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc đối trong lòng người dân Việt Nam Tượng Bác Hồ mang ý nghĩa sâu sắc:

Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta: 

Nhân dân ta thường vẽ tranh hoặc đúc tượng Bác Hồ để thể hiện lòng thành kính đến Người. Đồng thời, việc này còn thể hiện đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tốt đẹp của người Việt Nam. Nhiều gia đình thời tượng bác để thể hiện sự biết ơn công lao to lớn của người.

Tượng Bác Hồ mang ý nghĩa sâu sắc

Là mong muốn hướng đến sự tốt đẹp, chân – thiện – mỹ

Tượng Bác Hồ còn là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao và lòng bao dung vô hạn. Những phẩm chất tốt đẹp của người luôn được người dân Việt Nam khắc ghi, học tập. Tượng Bác cũng là nói lên ước vọng học tập theo tâm gương đạo đức của bác, hướng đến giá trị “chân, thiện, mỹ” của con người.

Thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước

Đặt tượng Bác ở nhà, cơ quan hoặc trường học thể hiện cho lòng yêu nước, yêu dân tộc. Nhắc nhở được các thế hệ trẻ tuổi sau này hãy noi theo tấm gương Bác mà học tập, phấn đấu không ngừng nghỉ. Có như vậy mới ngày càng hoàn thiện bản thân, đóng góp phần nào công sức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước Việt.

Bên cạnh đó, tượng Bác còn là một vật trang trí và có tác dụng làm đẹp cho không gian. Nơi nào được trưng bày tượng Bác Hồ sẽ mang đến sự tôn nghiêm, trang trọng. Chính vì vậy mà người ta thường bày tượng của Bác tại hội trường, phòng thờ hoặc phòng khách….

Niềm tự hào dân tộc

Phẩm chất đạo đức, tài năng, lòng yêu quê hương đất nước của Bác được nhân dân Việt Nam lan tỏa ra bạn bè quốc tế qua những câu chuyện, bài hát. Ngoài ra, tượng Bác Hồ cũng là một trong những món quà vô cùng ý nghĩa, giá trị mà nhân dân ta thường dành tặng bạn bè quốc tế để thể hiện niềm tự hào của dân tộc.

Cách đặt tượng Bác Hồ trong gia đình, cơ quan

Tượng Bác thường được đặt tại gia đình hoặc trong các cơ quan, tổ chức. Để thể hiện được những vẻ đẹp của tác phẩm tượng Bác Hồ và cũng như thể hiện được lòng thành kính đối với vị cha già dân tộc thì việc đặt tượng đúng cách cũng là vô cùng quan trọng. Sau đây là một số gợi ý của Đồ gỗ Gia An về cách đặt tượng Bác:

Đặt tượng bác trong gia đình: nên đặt tượng bác ở vị trí cao ráo, sạch sẽ. Nên đặt tượng ở phòng khách hoặc phòng làm việc để thể hiện sự tôn kính đối với người.

Đặt tượng ở cơ quan, hội trường hoặc phòng tiếp đón khách hàng: nên đặt tượng ở vị trí cao, không bị che khuất hoặc có vật cản ở phía trước để có thể cảm nhận được hồn của bức tượng cũng như thể hiện sự tôn kính.

Một vài điều cần tránh khi đặt tượng bác:

  • Tránh đặt tượng ở phòng ngủ vợ chồng, phòng bếp, gầm cầu thang hay những nơi riêng tư.
  • Không nên đặt trực tiếp tượng xuống sàn nhà, những nơi ẩm thấp sẽ làm giảm giá trị thẩm mỹ của tượng và không thể hiện được sự tôn kính đối với người.

Hi vọng bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu thêm về cách đặt và ý nghĩa tượng Bác Hồ. Quý khách quan tâm đến tác phẩm tượng gỗ Bác Hồ và các tác phẩm tượng gỗ mỹ nghệ khác hãy liên hệ ngay với Đồ gỗ Gia An để được tư vấn chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)